Như có đề cập đến ở một vài cái note trước, về một vài
câu chuyện nho nhỏ có liên quan đến việc ứng dụng R trong phân tích dữ liệu.
Trong phạm vi cái note này, là câu chuyện liên quan đến cái biểu đồ mà mình có ứng
dụng R để vẽ, với mục đích tối đa hóa các thông tin trên một biểu đồ thay vì phải
tách làm hai hay sử dụng những biểu đồ đơn giản từ excel.
Tương tự như trong một vài cái biểu đồ mà mình có vẽ giúp
một bạn trong luận án thạc sĩ năm 2015 (Trường ĐH NLTN). Cũng là “cái biểu đồ”,
giáo viên hướng dẫn chưa biết (chưa nghe nói về R) ý nghĩa của cái biểu đồ này,
trong khi học viên chưa giải thích được (do được sự trợ giúp) nên cô phán rằng “bỏ đi, quá rắc rối”. Trong trường hợp
này cũng vậy, trong hội đồng nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước, mình cũng sử dụng
R với sự hỗ trợ của gói ggplot2, gridExtra để vẽ biểu đồ tương quan lồng ghép với
biểu đồ phân bố. Tuy nhiên, khi cô nhận xét trước hội đồng, đặc biệt liên quan đến
biểu đồ, cô nói “lần đầu tiên tôi nhìn thấy
cái biểu đồ như vậy”. Và, “tôi không
hiểu hai cái đường màu đỏ này có ý nghĩa gì”? (hình dưới). Là người trực tiếp vẽ biểu đồ,
tôi hiểu cái ý của cô. Nhưng tôi cũng chẳng thể đứng dậy giải thích ý nghĩa của
cái biểu đồ trước mặt các thành viên hội đồng như vậy. Thôi thì. Ngồi mỉm cười
trừ.
Đúng là nhận xét của cô không sai. Cái thiếu sót của tôi
là chưa sử dụng hết ngôn từ để làm sáng tỏ hết ý nghĩa của biểu đồ cho người đọc
rõ. Qua đây mình cũng phải nhìn nhận lại chính mình trong việc hành văn để diễn
giải ý nghĩa của những biểu đồ. Không thể “để
đấy và không nói gì cả”. Thực ra, biểu đồ nào mình cũng có nói ít nhiều, chứ
không kiểu “để đấy”, ai hiểu gì thì
hiểu. Có thể mình chưa nói hết. Nên ít nhiều làm khó cho người đọc, đặc biệt là
những ai chưa quan tâm nhiều về R.
Nực cười hơn. Không biết có phải một thành viên hội đồng
hơi cường điều hóa không, khi thầy nhận xét một câu “tôi phải dùng kính lúp để soi các biểu đồ”. Phải chăng thầy có tuổi
nên mắt hơi kém. Nhưng không. Thầy vẫn trung tuổi, có đến nỗi nào đâu? Tuy
nhiên, qua đó nhận xét như vậy mình cũng phải nhìn nhận lại mình. Bởi đó là cái
thiếu sót của mình trong việc chưa làm rõ hết được ý nghĩa của biểu đồ cũng như
chưa làm rõ hơn các biểu đồ trong báo cáo.
Thôi thì “nhận dạng nhầm lẫn của người khác cũng có nghĩa là nâng cao kĩ năng nhận dạng nhầm lẫn của chính mình” [1]. Thực sự, đó là một trong những trải nghiệm trên tinh thần
cầu thị mình không thể không nhìn nhận lại chính mình. Bởi, “nếu dùng ngôn ngữ không đúng, thì những gì
được phát biểu sẽ bị hiểu sai; nếu những gì phát biểu bị hiểu sai, thì những gì
cần phải làm sẽ không thực hiện được, và những gì không thực hiện được, đạo đức
và nghệ thuật sẽ trở nên tồi tệ hơn” - Khổng Tử [1]. Dù ít dù nhiều thông
qua những góp ý như vậy mình mới rút ra được nhiều bài học trong việc xử lý,
trình bày dữ liệu, đặc biệt là thể hiện dữ liệu bằng các hình, biểu đồ. Tuy
nhiên, việc sử dụng R để tạo nên một vài biểu đồ có ý nghĩa không đơn giản chút
nào, chưa kể đến việc phải đầu tư suy nghĩ, mất thời gian... mà ngay cả những
người đi trước (chắc quen sử dụng SPSS, Excel) cũng chưa tạo điều kiện để hiểu
và chấp nhận cho.
===========================================
[1] Nguyễn Văn Tuấn
(2013). Từ nghiên cứu đến công bố - Kỹ
năng mềm cho nhà khoa học. Nxb Tổng hợp TP HCM, tr 31.
0 nhận xét:
Post a Comment